Chắc hẳn ba mẹ nào cũng muốn con mình được phát triển mạnh khỏe và bình thường khi sinh con ra. Tuy vậy nếu con mắc bệnh chậm phát triển trí tuệ thì ba mẹ nên làm gì? Thay vì muộn phiền tự ti, ba mẹ hoàn toàn có thể tìm kiếm cách điều trị và đồng hành cùng con vượt qua căn bệnh này. Hãy cùng theo dõi các thông tin sau trong bài viết của học viện Anh ngữ Enspire để ba mẹ có thể nhận biết được các biểu hiện của trẻ chậm phát triển trí tuệ và lựa chọn cách điều trị hiệu quả kịp thời cho con.
Thế nào là trẻ chậm phát triển trí tuệ?
Trẻ chậm phát triển trí tuệ là trong sự phát triển trí não của trẻ có sự khiếm khuyết và nó thường sẽ xảy ra ở trẻ dưới 18 tuổi. Trẻ mắc bệnh này thì sẽ có những hẹn chế về chức năng não bộ và một số những khả năng như giao tiếp, chăm sóc cá nhân, hành xử xã hội,…
Ngoài ra, chỉ số IQ (thông minh) của trẻ thấp và thường khó kiểm soát được các hành vi hung hăng của mình. Điều đó cũng khiến bé dễ bị kích động trước những tình huống đơn giản.
Các mức độ của bệnh chậm phát triển trí tuệ
Mức độ nhẹ
- 80% trẻ chậm phát triển trí tuệ ở mức độ này
- Chỉ số thông minh của trẻ dao động trong khoảng 50-75 và bé hoàn toàn có thể theo học tiểu học
- Bé sẽ mất khá nhiều thời gian để học giao tiếp khi mắc khuyết tật này. Tuy vậy nếu có sự giáo dục đúng cách, trẻ sẽ giao tiếp được với người khác một cách bình thường.
- Có những đặc điểm phổ biến là trẻ sẽ gặp khó khăn khi viết và đọc, ngoài ra cũng không thể đưa ra quyết định.
- Khi trưởng thành trẻ có thể tự lập nhưng cần sự hỗ trợ của gia đình và cộng đồng.
Mức độ trung bình
- Khoảng 10% trẻ chậm phát triển trí tuệ ở mức độ trung bình
- Trẻ có chỉ số IQ khoảng 35-55
- Bé vẫn có khả năng tự vệ sinh cá nhân, ăn uống và đi vệ sinh nhưng cần ba mẹ hướng dẫn
- Trẻ hoàn toàn có thể học viết, học đọc và đếm số cơ bản
- Tuy khả năng học tập khá chậm nhưng trẻ vẫn có thể làm được một số công việc đơn giản.
- Khi trưởng thành, trẻ cần sinh sống tại các trung tâm cộng đồng có sự giám sát và trông nom.
Mức độ nặng
- Có khoảng 3-5% trẻ chậm phát triển trí tuệ ở mức này với chỉ số thông minh từ 20-40
- Trẻ có thể học được một cách cơ bản nhất các kỹ năng chăm sóc bản thân và giao tiếp
- Khi trẻ lớn lên, trẻ có thể sống tại các trung tâm cộng đồng có sự giám sát
Mức độ rất nặng
- Chỉ có 1-2% trẻ chậm phát triển trí tuệ ở mức độ này
- Chỉ số thông minh sẽ ở dưới 20-25
- Trẻ có thể học được các kỹ năng đối thoại, kỹ năng tự chăm sóc cá nhân nhưng phải có sự hỗ trợ của người lớn
- Do thần kinh bị tổn thương nên cần có sự theo dõi và giúp đỡ thường xuyên của ba mẹ
Một số những biểu hiện của trẻ chậm phát triển trí tuệ
Bạn sẽ bắt gặp những biểu hiện của trẻ chậm phát triển trí tuệ như sau:
- Trẻ không đạt các mốc phát triển tiêu chuẩn bình thường
- Biết đi, biết ngồi, biết bò khá muộn
- Nói không rõ ràng
- Khả năng ghi nhớ kém
- Không tiếp thu được những điều đơn giản
- Không suy nghĩ logic
- Việc học tập gặp khó khăn
- Dù đã lớn nhưng cư xử như một đứa trẻ
- Không thể đưa ra sự quyết định
- Gặp khó khăn khi mặc quần áo, đi ra ngoài hoặc ăn uống
Biểu hiện của trẻ chậm phát triển trí tuệ còn có thể quan sát qua các hành vi:
- Có sự phụ thuộc
- Hiếu chiến
- Tâm thần rối loạn
- Không nghe lời ba mẹ, bướng bỉnh
- Hay tự gây thương tích trên người
- Gặp khó khăn khi hành xử xã hội
- Khó kiểm soát bản thân
- Khó khăn trong việc tập trung hoặc chú ý điều gì đó
- Không có sự tự tin
- Khả năng chịu đựng thấp
Những đặc điểm thường thấy ở trẻ chậm phát triển trí tuệ
Trẻ chậm phát triển trí tuệ thường có đặc điểm như khó khăn trong việc học tập và chức năng nhận thức kém. Trí nhớ của trẻ chậm phát triển trí tuệ thường kém, khả năng tập trung kém và học chậm hơn các bạn bè cùng lứa tuổi.
Trí nhớ không tốt
- Một đứa trẻ chậm phát triển trí tuệ khó nhớ được các thông tin đơn giản như tên, số điện thoại hoặc các chi tiết nhỏ khác
- Khả năng ghi nhớ sẽ bị ảnh hưởng tùy theo mức độ bệnh chậm phát triển trí tuệ
- Khả năng ghi nhớ của trẻ ngắn hạn, không nhớ được những sự kiện đơn giản cho dù nó mới xảy ra vài giây hoặc bài phút trước.
Học chậm
- Khả năng tiếp thu kiến thức của trẻ chậm phát triển trí tuệ thường kém và mất nhiều thời gian
- Cần có sự hỗ trợ của ba mẹ trong các hoạt động hàng ngày
- Ba mẹ cần phả lặp lại nhiều lần các hướng dẫn để trẻ hiểu rõ
Khả năng tập trung kém
- Trẻ chậm phát triển trí tuệ thường tập trung kém và không thể tập trung tối đa
- Vì khả năng tập trung kém nên trẻ không thể học cao hơn khi lớn lên
Hướng điều trị khi có biểu hiện của trẻ chậm phát triển trí tuệ
Trẻ chậm phát triển trí tuệ cần được theo học tại các trường đặc biệt. Trẻ nên bắt đầu việc học này khi được 3 tháng tuổi và sẽ có một số chương trình can thiệp sớm tại trường học. Nội dung chương trình là cung cấp các kỹ năng cơ bản cho trẻ trong cuộc sống như ăn uống, đọc chữ cái, đếm số và giao tiếp. Ngoài ra có một số hoạt động ngoại khóa cũng sẽ giúp trẻ tự tin hơn.
Tùy vào từng mức độ bệnh mà trẻ sẽ học những chương trình khác nhau. Trẻ ở mức độ nhẹ có thể được trợ giúp để có thể sống độc lập và làm nhũng việc đơn giản. Những trẻ từ mức độ vừa đến nặng phải sống ở những trung tâm cộng đồng có sự giám sát và trông nom.
Ba mẹ cũng nên thực hiện một số biện pháp tại nhà khi nhận thấy biểu hiện của trẻ chậm phát triển trí tuệ. Hãy tạo nên môi trường thân thiện, ấm cúng để con có thêm dũng cảm cùng với sự động viên.
Lời kết
Hy vọng qua bài viết của học viện Anh ngữ Enspire, ba mẹ sẽ nắm được các biểu hiện của trẻ chậm phát triển trí tuệ và cách khắc phục nó. Nếu ba mẹ thấy trẻ có những biểu hiện bất thường ở hành vi và tâm lý trẻ, hãy đưa trẻ tới chuyện gia tư vấn và có các biện pháp can thiệp.
Ba mẹ có thể tham khảo thêm bài viết về Nguyên nhân trẻ chậm phát triển trí tuệ