Khi trẻ kém phát triển ngôn ngữ thì đời sống và sinh hoạt của trẻ sẽ bị ảnh hưởng nhiều. Khi đó, bản thân trẻ sẽ cảm thấy khó khăn khi bày tỏ những mong muốn của mình. Vậy nên bài viết dưới đây của học viện Anh ngữ Enspire sẽ tổng hợp những cách dạy trẻ rối loạn ngôn ngữ hiệu quả mà ba mẹ cần áp dụng ngay để bé có thể hòa nhập cộng đồng dễ hơn.

Rối loạn ngôn ngữ là gì và những dấu hiệu của trẻ rối loạn ngôn ngữ

Trước hết, để hiểu được mục đích của các phương pháp dạy, cần hiểu thế nào là rối loạn ngôn ngữ. Việc nhận biết các dấu hiệu của rối loạn ngôn ngữ sẽ giúp các ba mẹ quyết định dạy và can thiệp cho bé hiệu quả.

Thế nào là trẻ rối loạn ngôn ngữ?

Rối loạn ngôn ngữ hay còn gọi là chứng suy giảm ngôn ngữ là hội chứng về vấn đề giao tiếp. Khi đó, trẻ khó khăn trong việc truyền đạt thông tin bằng lời nói và chữ viết.

Có 2 dạng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ:

  • Rối loạn ngôn ngữ tiếp thu: Những biểu hiện rõ ràng của dạng này là trẻ không hiểu người lớn nói gì, không hiểu được các thông tin trong sách mà bé đọc được.
  • Rối loạn ngôn ngữ diễn đạt: Biểu hiện là bé gặp khó khăn khi diễn đạt điều mình mong muốn. Dạng rối loạn này các bé sẽ gặp khó khăn khi diễn đạt bằng cả lời nói và chữ viết. Một số bé chỉ mắc 1 trong 2 khía cạnh nói trên.
day-tre-roi-loan-ngon-ngu
Thế nào là chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ

Dấu hiệu khi trẻ bị rối loạn ngôn ngữ

Theo các nghiên cứu, rối loạn ngôn ngữ thường xuất hiện ở bé trai hơn là bé gái. Tuy vậy, không phải là bé gái không có nguy cơ mắc vấn đề này, ba mẹ hãy chú ý xem các dấu hiệu của chứng rối loạn ngôn ngữ như sau:

  • Giọng nói của trẻ bất thường, trầm hơn hoặc cao hơn
  • Bé hay bị nói lắp – lặp đi lặp lại 1 từ đơn liên tục hoặc nói nhiều lần chữ cuối cùng của câu.
  • Bé có tình trạng khi nói bỏ sót âm, ví dụ như “ông” nói thành “ôn”, “bà” nói thành “a”,…
  • Trẻ không thể phát âm mà có âm rung lưỡi như r, s, trẻ không thể phát âm đúng và có thể phát âm thành từ khác. Ví dụ như “rung” thì nói thành “lung”, “sách” thì nói thành “tách”…
  • Trẻ bị Apraxia (mất phối hợp động tác) là khi có một hội chứng khiếm khuyết về hệ thần kinh ở não bộ, làm cho cơ miệng không nhận được tín hiệu để phát ra câu nói một cách chính xác.
  • Trẻ không thể nhớ tên gọi của những thứ xung quanh.
  • Bé thường vô thức trò chuyện
  • Mất tập trung khi nói chuyện với ngời khác
  • Trẻ không thích giao tiếp
  • Khả năng ghi nhớ kém
Những biểu hiện thường thấy của trẻ rối loạn ngôn ngữ

Những cách dạy trẻ rối loạn ngôn ngữ ba mẹ cần áp dụng ngay

Trò chuyện tích cực cùng con

Đây là một trong những cách dạy trẻ rối loạn ngôn ngữ tốt nhất giúp bé cải thiện tình trạng. Mục đích của cách dạy này là giúp con có cơ hội được học nói nhiều hơn. Khi ba mẹ nói chuyện với con thường xuyên, con sẽ bắt chước theo cách nói chuyện của người lớn.

Dần dần sự tương tác sẽ hình thành và phát triển qua các cuộc nói chuyện của ba mẹ. Điều đó sẽ giúp con vừa nâng cao nhận thức, vừa chủ động nói, có thể hiểu được những điều ba mẹ nói và biết cách diễn đạt những mong muốn của mình.

Khó khăn ở phương pháp này là trong thời gian đầu trẻ thường mất tập trung. Ba mẹ hãy kiên trì dùng mọi cách để cho con chú ý tới những điều ba mẹ nói. Ngoài ra, để con có thể hiểu được và làm theo, ba mẹ hãy nhẫn nại nói chuyện cả khi con không tương tác.

Tạo cơ hội để bé được tiếp xúc với nhiều người

Các bé mắc hội chứng rối loạn ngôn ngữ thường không thích giao tiếp, thích chơi một mình và ngại những chỗ đông người. Tuy vậy, ba mẹ vẫn cần tích cực đưa bé ra ngoài chơi để làm quen và để trẻ trở nên mạnh dạn hơn.

Mới đầu, bạn có thể đưa bé đến những nơi không quá đông người để bé làm quen dần. Về sau sẽ đưa con đến những chỗ đông hơn để con không bị quá hoảng sợ. Khi bé đã chấp nhận và dần tự tin hơn, bé sẽ tự hòa nhập với mọi người.

Hãy tạo cơ hội cho trẻ được tiếp xúc với nhiều người

Dạy con tập nói từ những câu đơn giản

So với trẻ phát triển bình thường, trẻ bị rối loạn ngôn ngữ gặp nhiều khó khăn hơn. Do đó, khi dạy trẻ, bạn nên bắt đầu với các từ đơn giản. Khi trẻ có thể phát âm rõ ràng các từ này, bạn có thể chuyển sang dạy trẻ ghép từ để tạo thành những câu dài và có ý nghĩa.

Quá trình học từ đơn có thể kéo dài nhiều tháng hoặc thậm chí cả năm, nhưng sự kiên nhẫn của phụ huynh sẽ được đền đáp khi trẻ bắt đầu nói tốt hơn. Việc lặp lại các nội dung học nhiều lần sẽ giúp não bộ của trẻ có đủ thời gian để ghi nhớ và lặp lại chính xác.

Luyện khả năng tập trung

Như đã đề cập, trẻ mắc chứng rối loạn ngôn ngữ thường thiếu khả năng tập trung. Vì vậy, việc rèn luyện sự chú ý cho trẻ là nền tảng quan trọng để dạy các kỹ năng khác, bao gồm cả kỹ năng nói. Bạn có thể thực hiện một số biện pháp để giảm thiểu sự phân tâm của trẻ:

  • Hạn chế thời gian trẻ sử dụng các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại và máy tính
  • Cung cấp các loại đồ chơi yêu cầu sự tập trung như trò chơi lắp ghép hoặc trò chơi tìm kiếm đồ vật trong tranh giấy.
  • Tham gia cùng trẻ các hoạt động như đọc sách, đọc thơ, và hát múa.

Không nên cho bé xem những chương trình có 2 ngôn ngữ khác nhau

Nhiều ba mẹ cho các bé xem các chương trình có cả tiếng Anh và tiếng Việt vì muốn bé quen với ngoại ngữ từ bé. Nếu với một bé phát triển bình thường thì điều đó không ảnh hưởng mấy những với các bé bị rối loạn ngôn ngữ thì cần hạn chế làm điều này.

Khi trẻ gặp khó khăn trong việc diễn đạt bằng ngôn ngữ mẹ đẻ, việc cho trẻ tiếp xúc với thêm một hoặc hai ngoại ngữ khác sẽ làm cho việc tiếp thu và hiểu biết trở nên rất khó khăn. Do đó, hãy tập trung vào việc rèn luyện một ngôn ngữ duy nhất cho trẻ và cần thực hiện điều này một cách nghiêm túc và kỷ luật.

Lời kết

Khi bé bị gặp hạn chế về thể chất, trí tuệ hay ngôn ngữ, đó là điều thiệt thòi nhất của trẻ. Vậy nên, bài viết của học viện Anh ngữ Enspire sẽ chia sẻ những phương pháp hỗ trợ ba mẹ trong quá trình nuôi dạy con. Điều quan trọng hàng đầu vẫn là sự sẻ chia, thấu hiểu của ba mẹ, hãy kiên trì cùng con vượt qua thử thách này nhé!

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận