Giáo dục cảm xúc là một phương pháp giảng dạy mới và càng ngày càng được nhiều phụ huynh quan tâm và lựa chọn cho con em mình. Đặc biệt đối với trẻ mầm non vì đây là giai đoạn quan trọng để trẻ phát triển những kỹ năng xã hội và khả năng quản lý cảm xúc. Vậy nội dung giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non là gì? Cùng Enspire đi tìm hiểu ngay nhé.

Nhưng trước đó, ba mẹ có nhu cầu cho con thành thạo tiếng anh có thể tham khảo các khoá học tiếng anh cho trẻ em có giá cả hợp lý nhất của Enspire dưới đây.

CHƯƠNG TRÌNH MỚI HẤP DẪN - HỌC HIỆU QUẢ GẤP ĐÔI

Cùng bé HỌC MÀ CHƠI - GIỎI 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH với chương trình đạo tạo chuẩn Quốc tế. Đặc biệt! Tặng ngay suất học Enspire Class - Lớp học chuyên đề cùng giáo viên trong nước và quốc tế giúp con học tốt, ba mẹ đồng hành hiệu quả. ĐĂNG KÝ NGAY!

học viện anh ngữ enspire

HAPPY KIDS
(Dành cho bé từ 3-6 tuổi)

Chi tiết
học viện anh ngữ enspire

CAMBRIDGE
(Dành cho bé từ 6-12 tuổi)

Chi tiết
học viện anh ngữ enspire

ENSPIRE ONLINE
(English App for Kids)

Chi tiết

Khái quát và vai trò của giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non

Giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non là việc trẻ có được những kỹ năng để nhận ra và quản lý những cảm xúc, từ đó ứng dụng vào thực tế, biết thể hiện sự quan tâm và chăm sóc đến người khác; có trách nhiệm với việc làm của mình; xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp và giải quyết các tình huống một cách hợp lý nhất.

Giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non là rất cần thiết và thiết thực vì giai đoạn này trẻ đang phát triển nhanh chóng về mặt cảm xúc và xã hội. Vậy nên, khi được học về nó, trẻ em có thể hiểu và điều chỉnh cảm xúc của mình, cũng như cảm thông cho cảm xúc của người khác. Điều này giúp trẻ phát triển các kỹ năng xã hội và giao tiếp, hỗ trợ cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Chính nhờ vai trò quan tròng đó mà bài viết này sẽ đề cập chi tiết nội dung giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non.

Xem thêm: Top 6 trò chơi học tiếng anh cho trẻ mầm non tốt nhất 2024

Mục tiêu giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non

Hỗ trợ trẻ phát triển kỹ năng xã hội và tương tác xã hội

Trong giai đoạn này, trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc diễn đạt và nhận biết cảm xúc của mình. Vì vậy, dạy trẻ nhận biết và quản lý cảm xúc sẽ giúp con được phát triển một cách toàn diện nhất. Việc trẻ biết cách thể hiện và điều chỉnh cảm xúc của mình cũng giúp trẻ giảm stress và tăng cường khả năng giải quyết xung đột trong tương lai.

Giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non sẽ giúp trẻ phát triển kỹ năng xã hội và tương tác xã hội, rèn luyện tính cách trung thực và tôn trọng và giúp trẻ hình thành một tư duy tích cực trong cuộc sống.

Mục tiêu nội dung giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non
Mục tiêu giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non hỗ trợ trẻ phát triển và quản lý cảm xúc hiệu quả

Trẻ hiểu và quản lý được cảm xúc của mình

Nội dung giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non giúp trẻ hiểu và quản lý cảm xúc của mình một cách hiệu quả hơn. Qua các bài học về cảm xúc, con nhận ra được được các dạng cảm xúc và đặt tên cho chúng. Nhờ vậy, trẻ sẽ tự tin hơn trong việc biểu đạt cảm xúc của mình, giúp trẻ thoải mái hơn trong tương tác xã hội và tránh được các hành vi vô lý.

Tạo nền tảng cho việc học hành và phát triển trí tuệ

Mục tiêu giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non còn hỗ trợ cho việc học cũng như phát triển trí tuệ của trẻ. Khi trẻ có thể nhận thức và quản lý tốt cảm xúc của mình. Chúng sẽ có thể tập trung hơn vào việc học tập, khám phá và thử thách bản thân, từ đó trở nên sáng tạo và độc lập hơn trong học tập.

Nâng cao sự tự tin và tự giác của trẻ

Giáo dục trí tuệ cảm xúc cho trẻ mầm non còn giúp nâng cao sự tự tin và tự giác của con. Khi biết cách quản lý và xử lý cảm xúc của mình, lẽ tự nhiên trẻ sẽ tự tin hơn trong thể hiện bản thân và tương tác với mọi người. Đồng thời, con cũng sẽ phát triển sự tự giác và trách nhiệm trong việc đưa ra quyết định và hành động của mình.

Giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non đem lại sự tự tin cho trẻ
Giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non giúp nâng cao sự tự tin cho trẻ

Nội dung giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non

Giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non thông qua trò chơi và các hoạt động

Trò chơi “nhận biết cảm xúc” cho bé

Giai đoạn này, khả năng tiếp nhận cảm xúc và từ vựng của trẻ khá thụ động. Vậy nên người lớn cần cùng con thực hành gọi tên và nhận biết cảm xúc cho bé.  Ví dụ, khi thấy trẻ vui, người lớn có thể nói: “Con đang vui à? Điều gì làm con vui thế, mẹ có thể lắng nghe nó được không?”. Tương tự, có thể thay lời trẻ giao tiếp và biểu đạt cảm xúc với người khác, để con lắng nghe, ghi nhớ và học tập một cách tự nhiên nhất.

Trò chơi gọi tên cảm xúc của bé

Trò chơi này được diễn ra bằng cách người lớn sẽ mô tả cảm xúc qua lời nói và biểu cảm trên gương mặt va trẻ sẽ chịu trách nhiệm gọi tên cảm xúc đó. Có thể dùng các hình in biểu cảm icon ngộ nghĩnh để tăng thêm sự hứng thú cho trẻ và sau khi trẻ đoán đúng, đừng quên có những phần thưởng và lời khen với trẻ nhé.

Sử dụng bài hát để mô tả cảm xúc cho trẻ

Sử dụng bài hát cũng là một nội dung giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non. Cụ thể như một vài bài hát cho thiếu nhi hỗ trợ trẻ nhận biết cảm xúc như: “If you’re happy and you know it”, “The Feelings Song”, “I Can Sing a Rainbow”,…

Cách sử dụng bài hát trong giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non: hãy cùng hát với trẻ, thực hiện các diễn tả khi hát và sau đó thảo luận về nội dung bài hát với trẻ.

Xem thêm: Tổng hợp các trò chơi về màu sắc tiếng anh cho trẻ mầm non tốt nhất

Giúp con đặt tên, gọi tên cảm xúc của cả bản thân và người khác

Khi người lớn thắc mắc với trẻ về cảm xúc của những người xung quanh, trẻ sẽ cảm thấy có sự liên hệ và đồng cảm với cảm xúc của người đó. Ví dụ, khi trẻ thấy em bé khóc, con sẽ suy nghĩ xem em bé khóc là do em đói hay em muốn được bế… Qua đó, trẻ rèn luyện được khả năng quan sát và thấu hiểu cảm xúc của mọi người sau đó làm giàu thêm cảm xúc của con, đồng thời giúp con trở thành người tinh tế, lịch sự hơn.

nội dung giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non qua trò chơi và các hoạt động
Nội dung giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non được sử dụng trong trường mầm non

Giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non thông qua sử dụng sách và câu chuyện

Sách và các câu chuyện sẽ là trợ thủ đắc lực trong nội dung giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non nếu người lớn biết vận dụng đúng cách thay vì chỉ để giải trí cho bé. Đọc sách, truyện và khuyến khích trẻ đặt bản thân vào các nhận vật, tình huống giúp trẻ mầm non hiểu được các cảm xúc khác nhau.

Sách còn là “không gian” giúp con nuôi dưỡng cảm xúc của mình. Thông qua các tình huống và hình ảnh minh hoạ trong sách, trẻ sẽ được tiếp nguồn cảm hứng để bộc lộ cảm xúc và tập cả thói quen đọc sách. Đó sẽ là nền tảng giúp bé phát triển mạnh mẽ sau này.

nội dung giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non qua sách và các câu chuyên
Nội dung giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non cũng được học viện anh ngữ Enspire áp dụng lồng ghép vào chương trình dạy tiếng anh

Khuyến khích trẻ tự tin, thoải mái biểu đạt cảm xúc

Hãy tạo môi trường khuyến khích trẻ bộc lộ cảm xúc của mình một cách tự tin và thoải mái nhất. Người lớn hãy khuyến khích con chia sẻ về cảm xúc của bản thân, đặc biệt là khi trẻ vừa trải qua một cảm xúc mãnh liệt nào đó. Có thể dùng cách như:

  • Thảo luận cảm xúc hàng ngày: Hỏi trẻ nói về cảm xúc của mình mỗi ngày, như vui vẻ, buồn bã, tức giận.
  • Khen ngợi khi trẻ biểu đạt cảm xúc đúng cách: Khi trẻ thể hiện cảm xúc một cách thích hợp, hãy khen ngợi và khuyến khích.
nội dung giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non - khuyến khích trẻ tự tin, thoải mái thể hiện cảm xúc
Nội dung giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non khuyến khích trẻ tự do thể hiện cảm xúc một cách an toàn, thoải mái

 

Nguyên tắc giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non

Tuỳ chỉnh phương pháp giáo dục riêng phù hợp với từng trẻ

Mỗi đứa trẻ đều sẽ có cách tiếp nhận, suy nghĩ và cảm xúc cá nhân riêng biệt. Nếu giáo dục cảm xúc rập khuôn cho tất cả các bé thì trẻ sẽ gặp khó khăn khi xác định cảm xúc cá nhân và không thể nhận ra được điểm mạnh của mình. Ví dụ: đối với trẻ nóng tình, cần giúp trẻ kiểm soát và sử dụng cơn giận đúng, đối với trẻ ít nói thì lại cần sự kiên nhẫn và thoải mái nhất để thấu hiểu con.

Đây là một quá trình liên tục và cần tiến hành mọi lúc

Trẻ mầm non là tờ giấy trắng được tô màu bởi thế giới xung quanh, chính vì thế giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non cần áp dụng liên tục và ở bất cứ nơi nào cần thiết. Người lớn cần chú ý để mắt đến các biểu hiện của trẻ để có thể trợ giúp kịp thời tránh những tác nhân bên ngoài ảnh hưởng đến cảm xúc bé. Hãy chọn mội môi trường trong sạch, lành mạnh làm nơi sinh sống cho trẻ, đăng ký tham gia các hoạt động xã hội ý nghĩa để làm giàu cảm xúc cho trẻ.

Trở thành tấm gương sáng cho trẻ noi theo

Cách người lớn giao tiếp, thể hiện cảm xúc, ứng xử trong cuộc sống sẽ là tấm gương để con noi theo. Do đó, thái độ và cử chỉ của người lớn với từng cảm xúc trong cuộc sống sinh hoạt cần phải chuẩn mực và phù hợp với hoàn cảnh. Bên cạnh đó, người lớn cũng hãy đồng cảm và rèn luyện quản lý cảm xúc cùng với con. Tôn trọng cảm xúc của trẻ, trở thành người đồng hành, khen ngợi và khuyên nhủ để trẻ có sự phát triển cảm xúc tốt nhất.

Lời kết

Việc giáo dục cảm xúc đang ngày trở nên quan trọng và thiết yếu hơn trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Nhờ vào nội dung giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non được tổng hợp trong bài viết này. Enspire hy vọng có thể đem lại cho phụ huynh, thầy cô hiểu biết và cách tốt nhất để giáo dục cảm xúc cho con. Ba mẹ muốn được tư vấn thêm về các khoá học tiếng anh cho trẻ mầm non xin để lại thông tin tại đây.

CÙNG TRẺ PHÁT TRIỂN VỐN TỪ VỰNG VỚI ỨNG DỤNG ENSPIRE ONLINE

Ứng dụng Enspire Online là một công cụ học tập tiên tiến được thiết kế để giúp trẻ phát triển vốn từ vựng tiếng Anh một cách hiệu quả và thú vị. Phụ huynh đăng ký ngay để được Enspire tư vấn sản phẩm phù hợp cho con



    Xem thêm: Tổng hợp những thông tin về chương trình giáo dục trẻ mầm non 2023 2024